Kinh tế Mông Cương

Giấy bạc Mông Cương, 1 nguyên, năm Dân Quốc thứ 29 (1940).

Người Nhật lập nên Ngân hàng Mông Cương và cho phát hành tiền tệ riêng song không có ghi năm trên đó. Một số cửa hàng tiền tệ địa phương cũng sản xuất tiền có ghi hệ thống lịch Trung Quốc, như Giáp Thìn niên (甲辰年) trên tiền.

Người Nhật có lợi ích về mặt khoảng sản từ nhà nước Mông Cương do họ lập ra. Một ví dụ là người Nhật đã cho khai thác mỏ sắt tại Tuyên Hóa-Long Nham với trữ lượng 91.645.000 tấn vào năm 1941; và phân tích lượng dự trữ than trong đất là 504 tấn và tiềm năng là 202.000 tấn (1934).

Sắt Mông Cương được xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản. Đồng thời, Nhật Bản tìm kiếm các trữ lượng than đá tại [[Tuy Viễn (tỉnh)| (một khu vực chiếm đóng khác của Mông Cương) gồm 417 tấn và tiềm năng khai thác là 58.000 tấn vào năm 1940.